Thế nào là “phản ứng hoá học” của 1 cặp đôi màn ảnh?

Phản ứng hoá học theo cách hiểu chung nhất: “Chemistry (phản ứng hóa học) là từ được nhiều khán giả xem phim Hàn sử dụng để chỉ tương tác giữa các diễn viên trong phim. Khi hai diễn viên được khen ngợi là có “chemistry mạnh”, điều đó có nghĩa là họ đã khiến người xem cảm thấy họ giống như một cặp đôi yêu nhau thực sự”

Nhiều người nói Phản ứng hoá học giữa 1 cặp đôi trong phim là vấn đề huyền học. Có người thấy người không. Bài này chỉ là một bài viết phân tích xàm xí đến từ một ý nghĩ bất chợt trong khi chạy deadline. Sẽ thế nào nếu “phản ứng hoá học” kỳ thực cũng có logic của nó. Phản ứng hoá học là huyền học, nhưng huyền học cũng có logic của huyền học mà.

Disclamer: Nội dung dưới đây hoàn toàn là chém gió và mang tính cá nhân hoàn toàn. Đọc chơi thì được, đừng tin!

Có nhiều yếu tố cấu thành Phản ứng hoá học nhưng tạm thời ở bài viết này t sẽ phân ra 3 yếu tố chính:

1. Thiết lập nhân vật

2. Khí chất diễn viên

3. Diễn xuất diễn viên

Về Thiết lập nhân vật. Nói nôm na là tính cách đặc trưng hoặc thuộc tính nhân vật dễ tạo phản ứng hoá học. Nếu ai từng lên wiki đọc truyện sẽ bắt gặp dưới mỗi giới thiệu tóm tắt truyện tác giả đều sẽ ghi chú thêm “tag” couple. Một vài couple theo kiểu truyền thống nhưng vẫn rất được ưa chuộng phổ biến có couple “liệt nữ sợ triền lang”, nữ thỏ trắng x nam sói xám, nữ tiểu thư x nam hộ vệ, nữ yêu tinh x nam thư sinh, trai anh hùng x gái thuyền quyên. Ví dụ tiêu biểu cho kiểu thiết lập nhân vật này có thể kể đến 2 couple trong Lên nhầm kiệu hoa. Rất điển hình.

Một khi đã có trong tay thiết lập nhân vật phù hợp để tạo couple, thì xem như Phản ứng hoá học đã ready được 1/2 đoạn đường. Đây cũng là yếu tố đặt nền móng quan trọng nhất. T hầu như chưa xem được phim nào có thiết lập couple dở tệ mà vẫn tạo được phản ứng hoá học hết. Ví dụ thất bại tiêu biểu là phim Dữ quân ca. Thiết lập couple đúng xà lơ. Nữ hộ vệ vô tri hay gây chuyện x Nam hoàng thượng mỹ nhân ốm yếu bệnh kiều. Cái thiết lập đọc lên là thấy k một miếng chems nào. Hoặc là cường x nhu hoặc là song cường thì cọ sát nhau mới sinh ra tia lửa điện, chứ nhu trộn nhu thì trộn ra chỉ là bùn nhão không thể trát tường. Một hoàng thượng sống trong tình thế nước sôi lửa bỏng có thể tèo bất cứ lúc nào, có thể nảy sinh tình cảm với một cô gái vô tri đã k giúp đc gì còn gây thêm phiền hông? Đấy là chưa kể biên kịch vì để tạo đường hoá học mà tay phải thì viết nữ 9 “kì tài võ học”, tay trái thì viết pì sà “anh hùng cứu mỹ nhân”. Chúa hề hông? Kì tài võ học kiểu gì toàn thấy được cứu (Đấy là chưa kể khí chất diễn viên với thiết lập “kì tài võ học” còn đi xa ngàn dặm, mà t sẽ nói ở phần sau) Lại thêm, để phục vụ tô điểm thiết lập nam 9 ưa thích của fangirl còn để cho pì sà văn võ song toàn. Cho nên, sự hiện diện của nữ 9 trong cuộc đời pì sà trở nên thừa cmn thãi, càng tô điểm cái sự klq giữa nam nữ 9. Mà đã klq thì làm gì có chems? Ngược lại, nếu biên kịch xây dựng nữ 9 thành một hộ vệ lạnh lùng, ít nói, simp lord trung thành tuyệt đối với pì sà, thì với thiết lập couple nữ hộ vệ trung khuyển x nam mỹ nhân ốm yếu kiên cường xem chừng ổn hơn hẳn.

2. Khí chất diễn viên

Yếu tố này bổ trợ cho yếu tố 1. Khi bạn đã có một thiết lập couple phù hợp, việc cần làm tiếp theo là tuyển thêm một cặp đôi diễn viên có khí chất phù hợp với nhân vật và với nhau (lưu ý là còn phải với nhau nữa nhé). Về khí chất thì t sẽ mượn hệ thống ABO cho dễ hình dung. Trong đó A là những diễn viên có khi chất mạnh mẽ, độc lập, tự tin, lạnh lucng nôm na là một chữ ngầu. Ví dụ cho hệ A này nam có Tiêu Thuận Nghiêu (đáng buồn cbiz quá ít nam A), nữ có Lưu Diệc Phi. Hệ O là những người có nét dịu dàng, mềm mại, nôm na là ngoan xinh yêu. Ví dụ nam có Thành Nghị, nữ thì hầu hết các cô đều O, ví dụ có Trương Dư Hi, Triệu Lộ Tư. Ừ và đấy, bạn nhìn xem Trương Dư Hi với hình thể nhỏ nhắn liễu yếu đào tơ mỏng manh như gió thổi là ngã thì có khớp với cái thiết lập “nữ hộ vệ kì tài võ học” khum 🥲 Nên hỏi sao chems của Dữ quân ca nó thảm hoạ như dzậy. Hệ B là không thuộc hai loại trên. Vậy, dựa theo hệ thống ABO, chúng ta đương nhiên biết AxO là cặp đôi trời sinh như thế nào. Trời sinh theo kiểu “đứng với nhau thôi cũng có chems”. Lời này k phải nói suông, ngoại trừ tác động của góc máy, filter và trình độ edit ra, thì khí chất phù hợp giữa 2 diễn viên cũng là yếu tố quan trọng để tạo nên phản ứng hoá học. Ví dụ là bộ phim ngắn máo chó Ba kiếp yêu hận. Ngoài thiết lập kinh điển tổng tài bá đạo x tiểu kiều thê ra thì khí chất của 2 diễn viên là điển hình của nam A x nữ O. Và trong điều kiện một bộ phim ngắn, diễn xuất chỉ là thứ yếu, thì chỉ nhiêu đó cũng đủ để hình thành nên phản ứng hoá học màn ảnh tuyệt vời. Đối với phim dài tập ta cũng có 1 ví dụ tuyệt vời khác là xp Hạo Đô – Lạc Yên trong Trường Ca Hành. Thứ nhất họ là vai phụ, diễn xuất k phải là yếu tố bị đặt nặng, thứ hai là khí chất hai diễn viên có độ tương thích với thiết lập nữ thỏ trắng x nam sói xám rất cao.

Đương nhiên, nếu xét dưới góc độ diễn viên thì rõ ràng đây là một điểm vừa là lợi thế vừa là hạn thế. Vì bạn có thể thuộc loại không kén bạn diễn hoặc rất kén bạn diễn. Ví dụ như Triệu Lộ Tư thuộc tuýp nữ O, đồng thời gương mặt xinh xắn k có tính công kích, tuýp em gái nhà bên, rất dễ tạo chems. Ngược lại là Thành Nghị, khí chất nam O thì thôi hiểu rồi ha. Kén bạn diễn nữ cực kì 🫣 Couple chems nhất trong sự nghiệp diễn xuất của anh đến từ bộ Lưu Ly, bạn diễn Viên Băng Nghiên – một nữ A hiếm hoi trong cbiz. Couple Lưu Ly thành công sự hội tụ đủ 3 yếu tố Thiết lập + Khí chất + Diễn xuất. Các diễn viên thuộc hệ B như Lý Nhất Đồng, Tằng Thuấn Hy cũng vậy, việc tạo chems dựa vào ưu thế trời sinh là khí chất xem như bỏ. Chỉ có thể phụ thuộc vào thiết lập nhân vật và diễn xuất tự thân + bạn diễn bổ trợ. Ở trường hợp của Lý Nhất Đồng thì chems của cô í với Trương Dịch trong Cuồng Phong hơi bị ngon nha :v Quả nhiên có ảnh đế kéo lên có khác. Mỗi tội couple tà đạo của An Hân quá nhiều.

Như vậy, chúng ta đến yếu tố thứ 3.

3. Diễn xuất.

Diễn xuất ở đây t muốn nói tới 2 điểm: Khả năng biến hoá khí chất bản thân khi nhập vai và Khả năng tương tác (phản ứng) với bạn diễn. Khả năng biến hoá khí chất tức là bất kể ngoài đời thật bạn thuộc hệ A B hay O thì khi nhập vai, bạn có thể biến đổi khí chất bản thân theo hệ của nhân vật. Cái này thì trong tầm hiểu biết của t chỉ nhớ đến mỗi Khuất Sở Tiêu. Một pha biến hoá há hốc mồm. Giao diện KST là kiểu mãnh nam rắn rỏi, dáng người lực lưỡng, túm lại là rất A. Nhưng Trương Vạn Sâm do anh ấy thể hiện thì sao? Tự ti, nhút nhát, trung khuyển simp lord, lại còn dễ ngại ngùng nữa. Bạn tin nổi không? Từ A biến hoá thành O. Đó chính là khả năng biến hoá khí chất. Thứ này rất khó, hiện tại có 1 ng t nghĩ cũng có khả năng này là Thành Nghị. Trước giờ những vai tiếp nhận đều ít nhiều có thuộc tính O trong đó, nói cách khác khá là “vùng an toàn” vì thuộc hệ khí chất của bản thân anh í. Nhưng thông qua vài leak của nhân vật Phú Quý cũng như mấy vid hoạt động gần đây, t cảm giác anh ta đã biến đổi từ O sang A cho phù hợp nhân vật Phú Quý rồi. Tuy nhiên, k loại trừ khả năng nhờ tài edit cut vid thượng thừa của fan. Vì vậy, t vẫn sẽ đặt một dấu chấm hỏi ở đây và chờ lên phim xem xét sau.

Như đã nói, việc biến hoá khí chất bản thân khi nhập vai không phải là điều dễ dàng, đấy là chưa kể phải xem bạn diễn có khả năng biến đổi tương ứng hay không. Nhưng k phải không có cách. Đó chính là Khả năng tương tác (phản ứng) với bạn diễn. Phản ứng hoá học luôn chưa bao giờ là chuyện một người. Cái gì mà nhìn cột điện cũng tình bla bla thì chỉ để cho fan girl tự high thôi. Chứ nếu vào phim, bất kể một bên A nhìn tình đến mức nào mà bên B trơ ra như đá, hoàn toàn không “phản ứng” gì, thậm chí là bài xích thì liệu có sinh ra phản ứng hoá học được k? Ví dụ cho vấn đề này là couple trong Mắt bão. Nam thì quá vồ vã, nữ thì quá bài xích, dẫn đến một mối quan hệ yêu đương ngọt ngào lại trông giống như mối quan hệ thao túng giữ kẻ săn mồi và con mồi. Nhìn chung, một bên thả thính thì phải có một bên đớp thính. Ví dụ như couple Phan Dương chi hảo gần đây. Thành thực thì coi xong tập 1 t vẫn k thấy đôi này có phản ứng hoá học tuyệt hảo gì đến mức khiến nhiều người phát cuồng như vậy (bỏ qua yếu tố diễn viên đóng vai nữ 9, đó là một câu chuyện khác). Nhưng đến tập 2, đoạn chợ quỷ, phản ứng hoá học đột nhiên diễn ra khiến t coi mà cười tủm tà tủm tỉm. Cá nhân t cho rằng, câu chuyện này nằm ở cách nhân vật DTV phản ứng với “thính” của Phan Việt. Ở tập 1, có thể thấy cô ấy rất dè chừng, lãnh đạm với Phan Việt. Mọi lời nói níu kéo, hay cầu cưới của PV đối với DTV không nhiều hơn những lời mật ngọt chết ruồi, hoa ngôn xảo ngữ. Nhưng sang tập 2, ở chợ quỷ. Cô ấy đã cho ra một loạt các “phản ứng” khác, đỏ mặt, ngượng ngùng, bối rối. Một loạt động tác nhỏ cho thấy “sự rung động” của cô ấy. Trong phân cảnh đó, kỳ thực Phan Việt lên hình rất ít, ống kính không hề tập trung đặc tả ánh mắt “thâm tình nhìn cột điện cũng tình”, mà là tập trung vào DTV, khắc hoạ rõ từng động tác bối rối của cô ấy. Và thế là “phản ứng hoá học” được sinh ra. Cho nên, theo thiển ý của t, phản ứng hoá học kỳ thực chính là phản ứng rung động khi tình cảm nảy sinh. Phụ thuộc phần lớn vào bên “đớp thính” hơn là bên “thả thính”. Một ví dụ khác, Vũ Tư Phượng của Thành Nghị kết hợp giữa thiết lập nhân vật + khí chất tự thân + khả năng phản ứng với bạn diễn. Hay như Trương Vạn Sâm của Khuất Sở Tiêu là sự kết hợp của combo thiết lập nhân vật + biến đổi khí chất tự thân + khả năng phản ứng với bạn diễn. Đều tạo nên những couple có phản ứng hoá học tốt. Tất nhiên, điều này cũng không thể phủ nhận vai trò của bên “thả thính” được. Nếu bên thả thính không thể thuyết phục được người xem họ “đáng được yêu” thì mọi phản ứng rung động của bên đớp thính trở nên kệch cỡm gây khó chịu. Ví dụ ta có cặp đôi vợ chồng cháo trắng gây bão năm ngoái với siêu phẩm Khói lửa nhân gian của tôi.

Tương dạ – Thế giới quan

Part 1: Các giáo phái và vai trò của Tây Lăng thần điện

Hạo Thiên là tín ngưỡng duy nhất và cao nhất trong Tương Dạ, nôm na là giống như chúa trời. Con người thờ phụng Hạo Thiên, chia ra làm nhiều giáo phái, các cứ ở từng quốc gia.

Kiếm Các do Kiếm Thánh Liễu Bạch lập ra ở nước Nam Tấn.

Bồ Đề Tông ở Nguyện Luân Quốc

Thư viện do Phu Tử sáng lập ở Đường quốc

Ma Tông được xem như dị giáo, nằm ngoài hoang nguyên.

Tây Lăng thần điện thì trải rộng khắp thiên hạ, có nhiều chi nhánh. Nam Môn Hạo Thiên Đạo là một nhánh của Tây Lăng ở Đường quốc, nhưng hoàn toàn độc lập với Tây Lăng.

Trong đó Tây Lăng thần điện là lớn mạnh nhất, có tiếng nói ở nhiều quốc gia nhất, đồng thời cũng phức tạp nhất. Trong phái chia làm ba bộ Quang Minh thần điện, chấp chưởng giáo lý. Tài Quyết Ti chấp chưởng hình phạt. Thiên Dụ viện chấp chưởng đối ngoại. Đứng đầu là Chưởng giáo nhưng người được trọng vọng nhất là Quang Minh đại thần quan – Vệ Quang Minh.

Tuy nhiên, 15 năm trước ông phạm sai, bị phạt giam vào U Các, Quang Minh thần điện từ đấy suy sụp. Nhưng đó chỉ là ngoài mặt, trong Tây Lăng thần điện còn có sự tồn tại của một Tri Thủ Quan đứng đầu thật sự.

Part 2: Cấp bậc tu hành

Ngũ cảnh và trên ngũ cảnh

Ngũ cảnh bao gồm Sơ thức, Cảm tri, Bấc hoặc, Động huyền, Tri mệnh.

Đây là con đường tu luyện của đại đa số người tu hành, nhưng nó không phải cố định. Tùy môn phái sẽ có tên gọi khác nhau cho cùng một cấp.

Trên ngũ cảnh lại khác, mỗi một cảnh đều đại diện cho năng lực tác động vào quy tắc.

Cấp bậc trên ngũ cảnh là Thiên Khải (được trời ban năng lượng), sau đó là Vô Cự (không có khoảng cách – dịch chuyển tức thời), Thiên Ma (cấp bậc của Ma tông), Kim cương bất hoại, vv

Ngoài ra còn có 3 cấp bậc siêu việt trên tất cả lần lượt là: Thành tiên của Đạo môn, Niết bàn của Phật tông (phim đổi thành Bồ Đề tông), Bất hủ của Ma Tông và Thánh nhân của Thư Viện.

Nói chung là có 7 cấp, mình cứ đánh số cho dễ theo dõi ha.

Phu tử và sư đệ Kha Hạo Nhiên (đã chết) được cho là người mạnh nhất. Phu Tử đạt đến Vô Củ, nhưng Vô Củ là cấp mấy, có quỷ mới biết :)) Chỉ biết một đám lão làng trên ngũ cảnh ở sơn môn Tây Lăng bị ổng một cước giẫm chết :))

“Phu Tử cao đến chừng nào?”

“Chỉ biết là rất cao.”

Còn Kha Hạo Nhiên có thể nói là nhân vật tuy chết rồi nhưng dấu ấn để lại vô cùng sâu đậm. Suốt cả trang tiểu thuyết chưa bao giờ xuất hiện nhưng ai ai cũng nhắc tới. Một thanh kiếm chém ngang thiên hạ, thích nói lý còn hơn Nhị Sư huynh, cuối cùng khiêu chiến với trời. Die!

Đại sư huynh, Kiếm Thánh Liễu Bạch, Nhi sư huynh đứng giữa cấp 5 và cấp 6, việc lên cấp hay không hoàn toàn phụ thuộc bọn họ muốn hay không thôi.

Ngũ Cảnh và trên Ngũ cảnh chỉ biểu hiện cấp bậc tu hành, không đại biểu cho sức chiến đấu. Giống như Nhan đại sư tuy là thần phù sư, đỉnh phong Tri Mệnh nhưng đấu một trận sống chết với Nhị sư huynh cũng chưa chắc thắng. Hay như Ninh Khuyết với Diệp Hồng Ngư nhiều lần khiêu chiến vượt cấp vẫn toàn mạng quay về.

Cre: Có tham khảo bài viết trên douban: https://movie.douban.com/subject/26848645/discussion/615873268/

Part 3: Minh vương chi tử, Thiên Hạ hành tẩu và Những vùng đất ẩn

Tương truyền Con trai Minh Vương hiện thế cũng là khi vĩnh dạ tới. “Vĩnh Dạ” là bóng tối, tối vĩnh viễn, cả ngày và đêm không có ánh sáng.
Minh Vương đại diện cho đêm tối. Hạo Thiên đại diện cho ánh sáng. Cả hai đều giống như trời cao vậy.

Minh Vương chi tử là con của Minh Vương, theo truyền thuyết thì Minh Vương có 7 vạn đứa con, mỗi đứa phái xuống một tiểu thế giới, thế giới trong truyện nó hư cấu nha các bạn, khác với cái thế giới mình đang sống. Thế giới này bằng phẳng, không phải hình cầu và không có mặt trăng. Tất cả mọi thứ như mặt trời, mưa gió các kiểu của tự nhiên đều là do Hạo Thiên bắt chước mà tạo thành.

Con của Minh Vương xuống nhân gian đến thời cơ sẽ để Minh Vương nhìn thấy và nơi đó sẽ có Vĩnh Dạ. Tác dụng của Minh Vương chi tử chỉ có vậy, không phức tạp đâu nha. Nhưng con người thì rất sợ Vĩnh Dạ, nghĩ mà coi khi Vĩnh Dạ tới, bạn sẽ như thành người mù, không nhìn thấy gì cả, đồ ăn nước uống rồi sẽ cạn kiệt, chống chọi với cả cái giá rét. Vậy nên vì sinh tồn mà con người ở Vĩnh Dạ sẽ giết hại lẫn nhau, sự sống không còn cho đến khi hết thời gian Vĩnh Dạ!

Để Vĩnh Dạ không tới thì con người phải giết con của Minh Vương, làm Minh Vương không nhìn thấy cái tiểu thế giới này!

Minh Vương là sự tồn tại đối nghịch với Hạo Thiên cần phải diệt trừ. Ba thế lực lớn trong Thiên hạ là Tri Thủ Quan, Bồ Đề Tông, và Ma Tông phái ra người mạnh nhất – tục xưng Thiên hạ hành tẩu – dò tìm tung tích của Minh Vương chi tử.

Thiên hạ hành tẩu bao gồm: Đường ở Ma Tông, Diệp Tô ở Tri Thủ Quan và Thất Niệm ở Bồ Đề Tông. Sau này có thêm Ninh Khuyết của Thư Viện – được xưng là Thiên hạ hành tẩu yếu nhất trong lịch sử.

Chỉ cần ai bị nhận định là Minh Vương chi tử đều bị thiên hạ đuổi giết. Bởi vì cả thiên hạ đều sợ đêm tối ập tới, nếu nó tới thì chỉ có chết chóc, lạnh lẽo.

Những vùng đất ẩn (Nguyên văn: bất khả tri chi địa)

Những vùng đất ẩn ám chỉ những thế lực bí ẩn có sức mạnh siêu phàm.

Có câu: Nhất quan, Nhất tự, Nhất môn, Nhị tầng lâu. Theo thứ tự là Tri Thủ Quan (Đạo môn), Huyền Không Tự (Phật môn), Sơn môn Ma Tông (ngoài hoang nguyên) và Tầng Hai Thư Viện (hậu sơn)

  1. Tây Lăng Tri Thủ Quan

Tri Thủ Quan là nơi thần bí nhất của Tây Lăng, đứng đầu là Quan chủ, người đứng đầu Đạo môn trên thực tế. Chưởng giáo Tây Lăng chẳng qua chỉ là người thay mặt quản lý. Quán chủ họ Trần, tên Mỗ, là cha của Trần Bì Bì. Một người có sức mạnh và tư tưởng vĩ đại có thể sánh với Phu Tử.

  1. Sơn môn Ma Tông

Ma Tông, tiền thân là Minh Tông do chính Phu Tử và Quang Minh đại thần quan ở thời đó cùng nhau thành lập (Chữ Minh trong Quang Minh). Ma Tông năm đó tính kế Kha Hạo Nhiên, sau đó bị một kiếm của Kha Hạo Nhiên diệt cả một tông.

Phương thức tu hành của Ma Tông khác hẳn tất cả phe phái. Thay vì sử dụng thiên địa nguyên khí, thì Ma Tông lại cắn nuốt, cướp đoạt thiên địa nguyên khí vào trong cơ thể. Thiên địa nguyên khí bị họ cưỡng ép dung hòa này trở nên biến chất, không còn là thiên địa nguyên khí ban đầu nữa. Cho nên, hành vi của bọn họ bị xem là phá hủy sự tuần hoàn của thế giới, làm cho thiên địa nguyên khí trở nên ngày càng ít. Lẽ đương nhiên, họ bị giới tu hành ghét cay ghét đắng.

  1. Phật Tông Huyền Không Tự (cái này trên phim đổi thành Bồ Đề tông rồi):

Trong nguyên tác, Huyền Không tự được tác giả miêu tả khá xấu xí. Dâm tăng, tiện ni cô, con tư sinh hàng loạt, lại còn nô lệ, bóc lột, nô dịch tín đồ. Mấy chi tiết này tạm thời chưa rõ lên phim thay đổi như thế nào.

Kha Hạo Nhiên, và sau này là Nhị sư huynh rất ghét Huyền Không Tự, mà hai người này đã ghét là xách kiếm đi nói lý liền.

  1. Đại Đường Tầng Hai Thư Viện

Thư Viện là một trường học, lại không chỉ đơn thuần là một trường học. Học sinh thư viện không hỏi xuất thân, tín ngưỡng, chỉ cần muốn học là được. Nhưng những học sinh này chỉ có thể vào tiền thư viện, còn Tầng Hai Thư Viện là nơi tiếp nhận đệ tử thân truyền của Phu Tử, hay nói nôm na là cao thủ của Thư Viện.

Ngoại trừ ba vị Đại, Nhị, Tam nằm ở ngưỡng Tri Mệnh trở lên, thì những người khác đều ở cấp Động Huyền. Không phải tại họ bất tài, mà là họ đam mê nghệ thuật hơn tu hành. Cũng không có nghĩa thực lực Thư Viện yếu. Chỉ xét ba đồ đệ đầu của Phu Tử, muốn thăng cấp là thăng, dễ như ăn bánh, lúc đánh trùm cuối cũng có thể đánh ngang tay. Còn những người khác, bốc một nắm bất kể là thầy giáo hay gã sai vặt ít nhất cũng là cấp Động Huyền đỉnh phong, lâu lâu chọt ra mấy người Tri Mệnh thượng cảnh. Những người này phải núp sau lưng Phu Tử, chẳng qua là không có động lực muốn tu hành mà thôi.

Cre: Có tham khảo bài viết trên douban: https://movie.douban.com/subject/26848645/discussion/615873268/

Part 4: Thư viện và 12 đệ tử

Thư viện do Phu Tử sáng lập ra. Thu nhận học trò không phân biệt quốc gia, tín ngưỡng, chỉ cần muốn học là được. Trong Thư viên có Tầng Hai. Học sinh của Tầng Hai chính là đệ tử thân truyền của Phu Tử, người người đều là thiên tài. Nếu bạn nghĩ họ đều là thiên tài tu hành như Bì Bì thì sai rồi.

Ai có thể nuôi trồng hoa cỏ giỏi hơn Thập Nhất sư huynh?

Ai có thể đánh đàn cầm, thổi sáo hay bằng Cửu sư huynh và Thập Sư huynh?

Ai có thể chơi cờ giỏi hơn Ngũ sư huynh và Bát sư huynh?

Ai có thể thêu thùa đẹp hơn Thất sư tỷ?

Ai có thể rèn sắt giỏi hơn Lục sư huynh?

Ai có thể vẽ phù sáng tạo hơn Tứ sư huynh?

Ai có thể viết chữ trâm hoa đẹp như Tam sư tỷ?

Ai có thể nói lý thắng Nhị sư huynh?

Lại ai có thể chậm bằng Đại sư huynh?

Họ là thiên tài, thiên tài quái đản. Người đời kính xưng một tiếng tiên sinh

Part 5: Thiên hạ Tam Si

Mạc Sơn Sơn nho nhã dịu dàng si mê thư pháp. Lục Thần Già công chúa Nguyệt Luân quốc si mê hoa cỏ. Diệp Hồng Ngư thiên tài vạn pháp toàn thông, một lòng theo Đạo.

Ba người này được người đời xưng tụng Thiên hạ Tam Si: Thư Si Mạc Sơn Sơn, Hoa Si Lục Thần Già và Đạo Si Diệp Hồng Ngư.

Thư Si yêu thích Ninh Khuyết, Hoa Si yêu thích Long Khánh, còn Đạo Si coi cả hai người này là đối thủ.

Random thoughts

Điểm khác biệt lớn nhất của Lý Liên Hoa bản nguyên tác và truyền hình là ở một người phiêu diêu tự tại, một người độ mình độ người. Lý Liên Hoa bản nguyên tác đã đạt đến trạng thái “ngộ đạo” hoàn thiện. Y đã hoàn toàn thoát tục, coi nhẹ mọi thứ, không còn bị thế tục hồng trần làm dao động. Còn Lý Liên Hoa bản truyền hình thì vẫn đang trong quá trình ngộ đạo. 10 năm làm Lý Liên Hoa, y buông bỏ nhiều thứ, nhưng vẫn còn giữ lại một vài chấp niệm, như tìm xác sư huynh, một hộp kẹo cưới, một trận quyết chiến. Những chấp niệm này, thuận theo mạch phim, dần dần được tháo gỡ, cắt đứt, đến tận cuối phim, Lý Liên Hoa mới cuối cùng “ngộ đạo”. Quá trình này của Lý Liên Hoa bản truyền hình có thể khái quát bằng bốn chữ “độ mình độ người”.

10 năm y tự độ mình, thoát khỏi hình bóng của Lý Tương Di, thai hoan thoát cốt. Từ thần đàn ngã xuống, y không còn là vị thần nhìn xuống chúng sinh, ban phát tình thương của thần. Y “nhìn thấy chúng sinh, thấu hiểu chúng sinh, cuối cùng trở thành chúng sinh”. Đó là lý do vì sao có không ít bình luận cho rằng Lý Liên Hoa mang phật tính. Thần nhìn xuống thế nhân, phật độ thế nhân.

Người đầu tiên được Lý Liên Hoa dẫn dắt giác ngộ là Kiều Uyển Vãn. Bước ngoặc bắt đầu từ khi Lý Liên Hoa không thể không trở về chốn cũ, gặp lại người xưa. Lý Tương Di rớt xuống biển 10 năm, Kiều Uyển Vãn cũng đợi chàng 10 năm. Bất kể Tứ Cố Môn không còn, bất kể người người treo ảnh thờ chàng, Kiều Uyển Vãn vẫn 10 năm không thắp đèn vãn sinh. Lý Liên Hoa nói “ta không nhập cục, đó là cách giải cục tốt nhất”. Nhưng có thật thế không? Muốn cởi chuông phải tìm người buộc chuông. Lý Tương Di không trở về, Kiều Uyển Vãn mãi không thể bước ra khỏi bóng ma quá khứ, không thể bước ra khỏi nỗi mặc cảm tội lỗi “ta không giết Bá Nhân, Bá Nhân lại vì ta mà chết”. Cho nên, Lý Tương Di phải trở về. Lý Liên Hoa đưa hắn trở về bằng một lời nói dối thiện chí. Tin báo tử của Lý Tương Di chỉ mang ý nghĩa đưa cho nàng một cơ hội hồi báo cho tình cảm của Tiêu Tử Khâm. Vậy nên, nàng mới nói “Nếu biết chàng còn sống, ta đã không đồng ý lấy Tiêu Tử Khâm.” Câu nói này, không mang ý nghĩa Kiều Uyển Vãn nuối tiếc tình xưa, hay một chân đạp hai thuyền, ở bên người mới mà vẫn nhung nhớ người cũ; mà là mặc cảm tội lỗi từ lá thư năm xưa. Câu nói ngay sau đó của Lý Liên Hoa cũng đã chứng minh điều này: “Nàng hối hận không phải vì lấy Tiêu Tử Khâm mà là vì đã không hối hận khi lấy Tiêu Tử Khâm”. Hai câu thoại này, tuyệt đối không được tách riêng ra. Kiều Uyển Vãn tự trách tội bản thân, mua dây buộc mình suốt 10 năm. Chỉ cần ngày nào Lý Tương Di còn sống, thì nàng mãi mãi không dám tiếp nhận hạnh phúc. Lý Tương Di nợ Kiều Uyển Vãn một hộp kẹo cưới, Lý Liên Hoa độ nàng tiến về tương lai.

“Yêu một người không phải là sai

Không yêu một người cũng không phải là sai”

Trong quá trình “độ người” này, chính bản thân Lý Liên Hoa cũng đang tự hoàn thiện “độ mình”. Trần duyên chưa dứt, sao tu thành chánh quả? 10 năm trước duyên nợ của cả hai bị một trận chiến đông hai cắt ngang, 10 năm sau, Lý Liên Hoa giúp Kiều Uyển Vãn tháo gỡ khúc mắc, cũng là chính thức chấm dứt duyên nợ của cả hai, từ nay về sau, không ai nợ ai.

Kỳ thực, trong số những người được Lý Liên Hoa độ, tôi cảm thấy người “gần” với Lý Liên Hoa nhất chính là Kiều Uyển Vãn. “Gần” ở đây không mang ý nghĩa về tình cảm. “Gần” là chỉ cách sống của Lý Liên Hoa. Biết y là Lý Tương Di, hai người cùng hẹn ngắm hoa y trồng. Trồng hoa Lý Tương Di nào biết. Phương Tiểu Bảo sau khi biết Lý Liên Hoa là Lý Tương Di, hẹn cùng y xông pha giang hồ. Địch Phi Thanh đưa hoa vong xuyên cho y trị độc, hẹn cùng y đấu một trận. Xông pha giang hồ hay đấu một trận, nào phải Lý Liên Hoa.

Tương tự, ở tiệc trà Tứ Cố Môn, Lý Tương Di bị vu oan, vấy bẩn thanh danh. Phương Tiểu Bảo sốt ruột phẫn nộ, Lý Liên Hoa lại cảm thấy chẳng sao cả. Bởi vì đối với y, Lý Tương Di hay Lý Liên Hoa, đều chỉ là một cái tên. Y đã xé bỏ cái tên “Lý Tương Di” rồi vứt đi, tự dán cho mình cái tên mới “Lý Liên Hoa”. Vậy thì, “Lý Tương Di” bị vu oan, bôi nhọ, có ảnh hưởng gì đến “Lý Liên Hoa” y ngắm hoa trồng rau nuôi gà chăng?

“Lý Tương Di đã không còn trên đời này

Lý Liên Hoa cũng sẽ không quan tâm những điều này”

Cách sống của Lý Liên Hoa chính là: “Ta có một tiểu lầu, muốn đi đâu thì đi. Trời đất mênh mông, biển trời bao la, ta có thể ra biển, cũng có thể lên núi. Trong nhà có bạc, dưới giường có một con chó.”

Sư Vô Liễu cứu y, luôn khuyên y trở lại “thần đàn”. Địch Phi Thanh cố chấp muốn y khôi phục võ công, vẫn muốn y trở lại làm Lý Tương Di. Phương Tiểu Bảo “10 năm trước muốn tìm một người, 10 năm sau muốn giữ một người”. Văn Bỉ Khâu 10 năm tìm một lời tha thứ từ “Lý Tương Di”. Kiều Uyển Vãn 10 năm không dám hạnh phúc vì “Lý Tương Di”. Mỗi người, ai ai cũng ám ảnh bởi “Lý Tương Di”.

Đến cuối cùng, kỳ thực không ai có thể buông “Lý Tương Di” như mong muốn của Lý Liên Hoa cả.

Đây cũng là điểm đáng tiếc của phim. Rõ ràng là sau buổi nói chuyện ở Tứ Cố môn, Kiều Uyển Vãn đã thực sự buông Lý Tương Di, chấp nhận cách sống mới của Lý Liên Hoa. Thì ngay sau đó, vì Tiêu Tử Khâm, biên kịch lại để cho Kiều Uyển Vãn đến xin Lý Liên Hoa đừng trách Tiêu Tử Khâm. Bổn cũ soạn lại. Giống hệt như char dev của Địch Phi Thanh. Rõ ràng sau cuộc nói chuyện trong phòng chị Tiếu. Địch Phi Thanh cũng đã chấp nhận cách sống mới của Lý Liên Hoa.

“Ánh trăng năm đó không giống bây giờ”

Khi nói câu này, Địch Phi Thanh muốn nói Lý Tương Di bây giờ chẳng còn là Lý Tương Di năm xưa nữa. Nhưng Lý Liên Hoa đã nói “Ánh trăng năm đó cũng giống bây giờ”. Y vẫn là y, chỉ là đổi một cái tên, đổi một cách sống. Trăng nào có thay đổi, chỉ có lòng người đổi thay. Địch Phi Thanh trong nguyên tác không hề tỏ ý kiến với câu này của Lý Liên Hoa, chứng tỏ hắn vẫn giữ chấp niệm với Lý Tương Di, cho nên mới hẹn tái chiến với Lý Liên Hoa. Nhưng Địch Phi Thanh bản phim thì tán đồng. Chứng tỏ hắn đã chấp cách sống mới của Lý Liên Hoa. Vậy nên, đoạn cuối khi Địch Phi Thanh lại hẹn Lý Liên Hoa tái chiến theo đúng như nguyên tác, tôi đã nghĩ “Sao cuối cùng vẫn hẹn vậy?” Nếu Kiều Uyển Vãn đến tìm Lý Liên Hoa để ngắm hoa y trồng, trò chuyện như hai người bạn cũ, nếu Địch Phi Thanh không hẹn Lý Liên Hoa tái chiến, mà đổi thành đánh cờ theo đúng như phần ngoại truyện, thì phim đã trọn vẹn hơn quá trình “độ mình độ người” này.

SƯ MẪU VỪA THIỆN LƯƠNG LẠI THƯƠNG NGƯỜI

CHƯƠNG 16

LUẬN CHÚ

Hôm nay khi Tức Hi vào Tích Mộc Đường, Sư An còn chưa trở về. Đường Phèn đứng trong đường ngoan ngoãn mà chờ nàng, thấy nàng tới thì chạy vòng vòng quanh nàng, ngao ngao thủ thỉ.

Tức Hi vuốt đầu Đường Phèn, cười nói: “Vậy tao chờ Sư An nhé.”

Nàng ôm sách cùng Đường Phèn đi vào trong phòng, trên bàn của Sư An bàn cực kỳ gọn gàng, không khác gì lần trước nàng tới.

Đọc tiếp “SƯ MẪU VỪA THIỆN LƯƠNG LẠI THƯƠNG NGƯỜI”

SƯ MẪU VỪA THIỆN LƯƠNG LẠI THƯƠNG NGƯỜI

CHƯƠNG 15

HẠ LANG

Từ Tử Vi Thất ra cửa quẹo phải, dọc theo con đường lát gạch xanh hai bên hàng cây tùng và bạch quả một đoạn nhỏ, là có thể thấy căn nhà gỗ Tích Mộc đường.

Đã thống nhất cứ ba ngày một lần, Sư An sẽ phụ đạo cho Tức Hi. Khi Tức Hi ôm một chồng sách đi vào Tích Mộc đường, tiếng sáo huân làm bạn với hương sen thanh nhã dập dìu trước mắt nàng. Sư An ngồi trong sắc khói trắng lượn lờ, thần sắc bình yên.

Tức Hi vẫn luôn rất thích tay chàng, thuôn dài tinh tế, mỗi lần thổi sáo huân đều rất tao nhã.

Đọc tiếp “SƯ MẪU VỪA THIỆN LƯƠNG LẠI THƯƠNG NGƯỜI”

SƯ MẪU VỪA THIỆN LƯƠNG LẠI THƯƠNG NGƯỜI

CHƯƠNG 14

TỦ QUẦN ÁO

Nếu Sư An đã đồng ý phụ đạo cho nàng, Tức Hi nghĩ vạn sự sẵn sàng chỉ thiếu gió đông! Mà gió đông ở đây chính là vở ghi bài của Tư Vi.

Con bé Tư Vi này luôn luôn là học trò giỏi của chúng tiên sinh, hoàn toàn ngược lại với Tức Hi. Tư Vi là thủ khoa môn bói toán đoán mệnh, lịch sử thiên văn. Tư Vi luôn nghe giảng bài nghiêm túc, bài tập làm đầy đủ, ghi chép bài càng kỹ càng và dễ hiểu. Tức Hi cảm thấy con bé không đi xuất bản sách thật sự là nhân tài không được trọng dụng.

Năm đó khi còn học cùng Tư Vi, mỗi lần kiểm tra Tức Hi đều thèm thuồng vở ghi bài của nàng cực kỳ. Những lúc này, hai người đồng thời nhất trí tiến vào giai đoạn bình thường hoá quan hệ: Tức Hi dạy Tư Vi võ và phù chú, Tư Vi cho Tức Hi mượn vở ghi bài của nàng.

Đọc tiếp “SƯ MẪU VỪA THIỆN LƯƠNG LẠI THƯƠNG NGƯỜI”

SƯ MẪU VỪA THIỆN LƯƠNG LẠI THƯƠNG NGƯỜI

CHƯƠNG 13

DANH TÍNH

“Sau này bà chạy thoát, con trai bà ta muốn giết tôi để ăn, tôi phản kháng giết chết gã. Bà lão đó liền bò ra hỏi tôi, đây là con trai bà ta, có thể chia cho bà cùng ăn được không……”

Tức Hi ôm chặt vai Sư An, giọng điệu Sư An rất bình tĩnh, nhưng nàng lại đang run lên, bởi vì không thể kiềm nén sự phẫn nộ và đau lòng, nàng oà khóc.

“Đừng nói nữa, đừng nói nữa……”

Đọc tiếp “SƯ MẪU VỪA THIỆN LƯƠNG LẠI THƯƠNG NGƯỜI”

SƯ MẪU VỪA THIỆN LƯƠNG LẠI THƯƠNG NGƯỜI

CHƯƠNG 12

TIN TƯỞNG

“Sâu xa hơn, nếu em lạc trên hoang đảo, võ công quan trọng hay biết kiếm ăn nấu cơm quan trọng hơn? Trên đời này mỗi người có một sở trường, mạnh yếu tương đối. Kẻ mạnh cũng sẽ gặp nạn, kẻ yếu cũng sẽ vùng lên, cảnh ngộ bất đồng thì tác động cũng không giống nhau. Chúng ta dạy dỗ kẻ mạnh tương trợ kẻ yếu, kỳ thật cũng là hy vọng thời điểm bản thân yếu kém cũng được ai đó bảo vệ. Đây không chỉ vì người khác, mà còn là vì chính mình.”

Sư An nghiêm túc giảng giải cho Tức Hi nghe, Tức Hi ngẩn ngơ, nàng không hiểu rõ hết nhưng tựa hồ lại rất có đạo lý.

Nàng ngẫm nghĩ, nói: “Vậy chẳng lẽ, trợ giúp người khác kỳ thực chỉ là một cuộc giao dịch?.”

Đọc tiếp “SƯ MẪU VỪA THIỆN LƯƠNG LẠI THƯƠNG NGƯỜI”

SƯ MẪU VỪA THIỆN LƯƠNG LẠI THƯƠNG NGƯỜI

CHƯƠNG 11

SAY RƯỢU

Trải qua hai đoạn nhạc đệm bất ổn, ở nửa sau yến hội, chúng tiên gia an phận rất nhiều, mấy hành động vận động hành lang nhét người vào cũng vơi bớt dần.

Tức Hi nhàm chán nghe mọi người bàn luận đạo pháp, còn không thú vị bằng mắng nàng đâu. Làm gì để giải buồn đây, chỉ có (rượu) Đỗ Khang.

Mọi hôm Tinh Khanh Cung quản lý rượu cực kỳ nghiêm ngặt, chỉ có lúc tổ chức yến hội như bây giờ mới có thể không hạn chế, Tức Hi thừa dịp này nốc từng chén từng chén một, uống cho đã. Trước nay nàng có tửu lượng rất tốt, ngàn ly không say, ngoại trừ ông già mê rượu ở núi Lan Kỳ ra chưa từng thua bất cứ kẻ nào.

Đọc tiếp “SƯ MẪU VỪA THIỆN LƯƠNG LẠI THƯƠNG NGƯỜI”

SƯ MẪU VỪA THIỆN LƯƠNG LẠI THƯƠNG NGƯỜI

CHƯƠNG 10

TRANH CHẤP

Mọi người nghị luận sôi nổi, Ngộ Cơ chân tay luống cuống đi qua đi lại trên sảnh, biện bạch: “Đây nhất định là giả, chuyện này không có khả năng!”

Sư An giơ tay, khói trắng lượn lờ trên không bay vào lư hương cạnh tay chàng, Sư An đậy nắp lư hương, lúc đóng lại phát ra một tiếng “Cạch” nho nhỏ.

“Ngộ Cơ đại sư, xin bình tĩnh lại.”

“Tinh Quân, ta thật sự…… Thật sự không có cấu kết Huỳnh Hoặc Tai Tinh mà!” Ngộ Cơ buồn bã nói.

Đọc tiếp “SƯ MẪU VỪA THIỆN LƯƠNG LẠI THƯƠNG NGƯỜI”